3 câu hỏi giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về khoáng chất cho trẻ!
Ngày: 17/04/2019 | Bởi: nrglobal
Hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe nói tới những câu quảng cáo về các loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em với thông điệp “bổ sung vitamin và khoáng chất.” Vậy khoáng chất là gì? Và có phải cứ khoáng chất là tốt không?
Khoáng chất tốt cho sức khỏe là những chất cần thiết cho hoạt động bình thường của con người, những chất này có thể được cơ thể tự tổng hợp được, hoặc cần bổ sung qua đường thức ăn. Các khoáng chất quan trọng cho cơ thể, bao gồm: sắt, canxi, photpho,maggie, mangan,iot, coban, natri, lưu huỳnh, crom…
Nên cho bé ăn gì để bổ sung khoáng chất?
Mẹ hãy bổ sung khoáng chất cho bé từ nguồn thực phẩm hàng ngày
Nếu bạn biết rằng khoáng chất là thành phần cần thiết cho sự chuyển hóa của hơn 500 loại enzym trong cơ thể thì bạn sẽ hiểu rõ được sự quan trọng của khoáng chất cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số khoáng chất quan trọng và các nguồn thực phẩm giúp bổ sung khoáng chất cho bé:
Canxi | Đủ canxi giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp trẻ đạt chiều cao và tầm vóc tốt khi trưởng thành, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, duy trì hoạt động của cơ bắp.. | Ngoài sữa, các mẹ có thể bổ sung canxi cho bé qua hải sản, các loại rau xanh như cải chíp, súp lơ, ngũ cốc, các loại xương và thịt lợn, cừu, bò. |
Sắt | Sắt có vai trò quan trọng vì cùng với protein, sắt giúp tạo thành huyết sắc tố, vận chuyển oxy trong cơ thể. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, trẻ sẽ hoa mắt, chóng mặt, cơ bắp yếu, thậm chí có thể bị suy tim. | Thịt bò, gan động vật, thịt gà, hải sản, ngũ cốc, các loại hạt/đậu, khoai tây |
Magiê | Giúp phát triển hệ cơ và xương, trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, điều hòa hệ tuần hoàn, sản xuất glycogen từ glucose máu. | Đậu xanh, đậu nành, gạo, bánh mì, thịt, trứng, hải sản, vừng (mè), đậu phộng |
Kẽm | Kẽm tham gia vào thành phần của nhiều enzym trong cơ thể, giúp tổng hợp protein, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ. Nếu thiếu kẽm, trẻ sẽ chậm phát triển, biếng ăn, còi cọc, chậm lớn. | Hàu, trai, sò, thịt nạc đỏ (lợn, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu. Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thu kẽm, mẹ cũng nên bổ sung vitamin C thêm cho bé. |
Có phải mọi khoáng chất đều tốt?
Khi đứng trước hàng loạt sản phẩm được quảng cáo với các thành phần khoáng chất “đầy hứa hẹn”, bạn cần cân nhắc điều gì trước khi mua? Câu trả lời chính là sản phẩm đó chứa khoáng chất hữu cơ hay vô cơ.
Chúng ta thường gắn cụm từ “hữu cơ” với các sản phẩm “xanh” có nguồn gốc tự nhiên, không chứa hóa chất nhân tạo. Nhưng khi nói về “khoáng chất hữu cơ”, cụm từ này chỉ các phân tử hóa học mà khoáng chất được chứa trong đó.
Khoáng chất hữu cơ được gọi như vậy vì phân tử khoáng chất được bọc bởi các phân tử axit hữu cơ có nguồn gốc từ thực phẩm như các amino axit và axit citric. Ví dụ, canxi được bao bọc giữa các phân tử amino axit glycinate tạo thành hợp chất hữu cơ canxi glycinate. Đây là những loại khoáng chất mà cơ thể có thể hấp thụ được. Ngược lại với khoáng chất hữu cơ, các khoáng chất vô cơ rất khó hấp thụ với cơ thể con người, thậm chí, khi một số khoáng chất vô cơ tích tụ lâu ngày trong cơ thể có thể gây ra bệnh.
Nước có phải là một nguồn bổ sung khoáng chất quan trọng?
Nói đến nguồn bổ sung khoáng chất, hẳn bạn đã từng nghe nói rằng nước là một nguồn bổ sung khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Điều này không hẳn là không đúng. Nước có chứa cả khoáng vô cơ và khoáng hữu cơ, do đó, khi uống nước vẫn còn khoáng chất, cơ thể có thể hấp thụ được các khoáng hữu cơ này.
Nước tinh khiết giúp con bạn khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, lượng khoáng hữu cơ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nước. Chính vì vậy, nước không phải là nguồn cung cấp khoáng chất tối ưu. Thay vào đó, thức ăn, chứ không phải nước uống mới là nguồn khoáng hữu cơ quan trọng nhất cho cơ thể con người. Do đó, ngay cả khi nước đã được lọc bỏ tất cả các loại khoáng chất, bạn cũng không cần lo lắng rằng trẻ sẽ không có được cung cấp đủ khoáng chất hàng ngày.
Ngoài ra, một số khoáng chất vô cơ trong nước khi uống vào cơ thể sẽ tạo thành các muối kết tủa, chúng không thấm qua được thành ruột, động mạch mà tích tụ trong những bộ phận của cơ thể, lâu ngày sẽ tạo thành sỏi hoặc làm tắc những đường động mạch, tĩnh mạch gây nguy hiểm đến sức khỏe. Suy giảm chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể và thậm chí ung thư cũng có thể xảy ra từ việc tiếp xúc lâu dài với một số loại khoáng chất độc hại, kim loại nặng khi sử dụng nguồn nước không đảm bảo.
Chính vì vậy, thay vì lo ngại nước bị mất hết khoáng chất, bạn nên chăm sóc trẻ bằng nguồn nước tinh khiết nhất và bổ sung các khoáng chất hữu cơ từ chế độ ăn giàu dinh dưỡng hàng ngày.